Được ví là một “liều thuốc” cho đời sống tinh thần, âm nhạc luôn có những tác động mạnh đến cảm xúc, tâm tư và tình cảm ở nội tâm mỗi người. Có rất nhiều nghiên cứu về những lợi ích mà âm nhạc mang lại, trong đó có khả năng hỗ trợ cải thiện suy giảm trí nhớ và bệnh trầm uất ở người cao tuổi. Đây cũng là một trong những lý do khiến TH Audio nỗ lực mỗi ngày để có thể cung cấp những hệ thống, thiết bị âm thanh cao cấp nhập khẩu châu Âu tốt nhất cho quý khách hàng.
1. Cơ sở khoa học
Nhật Bản là đất nước có dân số già lâu năm, do đó, các nghiên cứu tại đất nước này tập trung hướng đến việc tạo chất lượng sống tốt nhất cho người cao tuổi, bên cạnh việc quan tâm đến các kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ dân số cho cân bằng.
Ngay từ năm 2009, Giáo sư Tomimoto Hidekazu, làm việc ở chuyên khoa Nội thần kinh của Học viện Y khoa – Đại học Mie cùng nhóm nghiên cứu của mình đã làm nghiên cứu tác dụng của karaoke đối với các bệnh nhân mắc chứng nhận thức kém ở bệnh viện và nhà riêng của ông.Trong quá trình nghiên cứu, những thay đổi, tiến triển của người bệnh đã được họ ghi chép tỉ mỉ, chi tiết.
Theo thống kê thì ở Nhật Bản hiện có khoảng 2 triệu người mắc chứng bệnh nhận thức kém và phương pháp họ điều trị chủ yếu vẫn là dùng thuốc và nội khoa. Theo số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng ở Nhật thì căn bệnh này cũng tăng lên. Do đó, các nhà khoa học rất tin tưởng và kỳ vọng vào liệu pháp điều trị cải thiện suy giảm trí nhớ bằng âm nhạc bên cạnh việc hạn chế sử dụng các thuốc thông thường.
Nghiên cứu này đã được tiến hành với nhóm trên 15 bệnh nhân. Họ được các bác sĩ chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) ngay khi bắt đầu để kiểm tra sự hoạt động của não bộ. Sau đó, họ được đều đặn tập luyện các bài hát quen thuộc như Yuake Shoyake (Cháy lớn cháy nhỏ); Furusato (Quê nhà) mỗi tuần 1 lần theo phương pháp Yaba – một phương pháp mới về phát âm và sau đó còn được mang đĩa CD về nhà để hát 3 lần/tuần. Việc này được diễn ra liên tục trong vòng 6 tháng.
Các bệnh nhân luôn được kiểm tra sức khỏe định kỳ và cuối nghiên cứu, kết quả là tất cả 15 bệnh nhân tham gia chương trình này đều đã cải thiện rõ rệt khả năng ghi nhớ và tư duy.
Kết thúc nghiên cứu, Giáo sư Tomimoto khẳng định rằng: các bệnh nhân mắc chứng nhận thức kém có cải thiện suy giảm trí nhớ tích cực khi được đồng hành, tập luyện, giải trí với âm nhạc.
2. Nghe nhạc, hát karaoke – Giải pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc
Không chỉ nhờ có kết quả khoa học mà trước đó, rất nhiều gia đình Nhật Bản cũng đã đầu tư, trang bị những thiết bị âm thanh karaoke cho gia đình, như amply karaoke, loa, micro karaoke chất lượng cao cho phòng hát để không chỉ cải thiện tình trạng giảm trí nhớ của người già mà còn giúp cả gia đình giải trí, gắn kết hơn.
Chúng ta luôn thường hay nói về lợi ích của âm nhạc là giúp cho trẻ nhỏ trở nên thông minh và nhanh nhẹn hơn, giúp những người trẻ tuổi giảm stress, vui vẻ. Còn với người già, càng về những năm cuối đời, âm nhạc càng dần trở thành bạn tâm giao, giúp giảm nỗi buồn và sự cô đơn, trầm uất của tuổi già. Âm nhạc tích cực còn giúp họ tăng thêm khả năng chậm lão hóa, tăng cường trí nhớ, hưng phấn tinh thần để tăng thêm những kết nối với cuộc sống nhờ khả năng kích thích sóng não của mỗi người theo các tần số âm thanh.
Những bản nhạc sôi động thì giúp bộ não hưng phấn hơn còn nhạc có tiết tấu nhẹ nhàng, êm ái lại có tác dụng để trấn tĩnh tinh thần, giảm bớt căng thẳng, giúp não bộ nghỉ ngơi.
Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của âm nhạc là giúp cho con người giảm được các nguy cơ mắc một số loại bệnh như là bệnh tim mạch, huyết áp cao…Bởi vì tần số, giai điệu âm nhạc, các sóng âm sẽ làm giảm các trạng thái lo lắng, bồn chồn không đáng có mà khiến cơ thể bị hao tổn năng lượng, dẫn tới việc suy giảm khả năng miễn dịch ngày càng yếu của họ.
Xem thêm: Những lưu ý khi lắp dàn âm thanh sân khấu hội trường
TH Audio
Showroom: TT16 – C4, Ngõ 248 Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội
Website: https://thaudio.vn/
Hotline: 0798 688 883
Email: thaudio.vn@gmail.com